Friday, May 9, 2014

Về phát ngôn của "Nhà nghiên cứu Phật học Lệ Thọ"



Trên trang phattuvietnam.net mới đăng lại bài “Trao đổi về Trưởng dòng Truyền thừa và Tăng đoàn Drukpa thăm Việt Nam” của nhà “Nhà nghiên cứu Phật học Lệ Thọ”. Bỏ qua vấn đề văn phạm non nớt - câu không tròn câu, chữ dùng không đúng - mình chỉ đề cập đến một số phát ngôn rất mực “đỉnh cao trí tuệ” của “Nhà nghiên cứu Phật học” này.

1. “Mong là các vị lãnh đạo GHPGVN quan tâm khi có đoàn Phật giáo các nước đến thăm viếng thì phải đến lễ bái ra mắt các vị Tổ đức và hàng Giáo phẩm lãnh đạo. Đồng thời, Hiến chương đã quy định hàng Giáo phẩm cao nhất của Việt Nam là Hòa thượng. Cho nên các vị lãnh đạo Phật giáo các nước đến thăm viếng cũng phải dùng danh xưng theo Hiến chương.”

- Giả sử sau này khi Ngài Dalai Dama đến Việt Nam, phải gọi là Hoà thượng Dalai Dama phải không ạ?

- Liên hệ ra bên ngoài: Các vị Tổng thống, Thủ Tướng nước ngoài khi đến Việt Nam, chắc cũng nên đổi thành Tổng bí thư, hay Chủ tịch nước gì đó?

2. “Theo quy tắc Thiền môn, đến nơi nào đó cư trú qua hết ngày thứ 3 là không còn là khách nữa! Phải tu tập hành trì theo trú xứ đó”.

- Máy móc đến thế là cùng! Vậy các vị Tăng Ni, Phật tử Việt Nam khi đến Mỹ, phương Tây, Nhật, Hàn, Thái... sau 3 ngày phải tu theo Phật giáo tại các nước này? Và như vậy có phải là Tăng Ni Phật tử Việt Nam lâu nay ở nước ngoài đang ““hiển thị hoặc chúng” [biểu hiện sự mê hoặc quần chúng]”? Các vị khách Tăng tham dự Đại lễ Vesak kỳ này cũng coi chừng. Các vị đã cư trú tại Việt Nam hơn 3 ngày rồi đó!

3. “Vì vậy, hầu như chưa có vị nào trong đoàn thể Phật giáo Việt Nam thiết lập chỗ giảng rực rỡ đầy màu sắc và cái chỗ ngồi giảng như một cái ngai, và cũng chưa nghe ai xưng là Pháp Vương cả. Bởi vì danh xưng đó chỉ có đức Phật”.

- Chỗ ngồi giảng “rực rỡ” thì chưa thấy thật. Nhưng ở Việt Nam có một danh xưng cũng không thua kém gì “Pháp vương”, đó là “Pháp chủ”. Người thì vua Pháp, người thì chủ Pháp, có thua gì nhau đâu! Sao chỉ tố người này mà không tố người kia!?

4. “Đức Phật không chấp nhận chư Bồ tát phương xa đến giáo hóa, vì chúng sinh ở tại nơi đó cũng có căn tính lanh lẹ, trí tuệ siêu xuất, nên không cần các ông” - Rất thâm thúy, nếu đức Phật chấp nhận, Bồ tát phương xa đến hoằng truyền giáo pháp cho chúng sinh bản địa, tâm sẽ điên đảo pháp tu từ bấy lâu nay. Tự xem thường Phật tính vốn sẵn có của mình, chạy theo ngoại duyên trần cảnh.”

- Trích dẫn kinh Pháp hoa rồi bình như thế này thì thật đáng “khâm phục”. Nếu người xưa mà có suy nghĩ “điên đảo” như “nhà nghiên cứu Phật học” này, chắc là không có những phái đoàn truyền giáo, không có việc các vì cao Tăng mang Phật pháp ra khỏi Ấn Độ, hay đem Phật pháp ra khỏi trú xứ mình để đến nơi khác...

Thật không ngờ một vị Tăng có học vị Tiến sĩ Phật học lại phát biểu ngây ngô và thiển cận như vậy, trong khi lại được những báo và website Phật giáo trích dẫn như những phát ngôn chuẩn mực nữa mới thật hãi làm sao!

Riêng với cư sĩ Huệ Minh - Lê Minh Nghĩa, ông “mong muốn Ban Tôn giáo Chính phủ” nhúng tay vào chuyện này để làm gì? Phật giáo không phải đã quá nhếch nhác do những bàn tay lông lá bên ngoài Phật giáo lủng đoạn rồi hay sao?

Monday, March 17, 2014

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Từ phát ngôn đến hành động

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay giữa lời nói và việc làm thường bất nhất. Dưới đây là một trường hợp cho thấy điều đó:
Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó ban Thường trực BTS Thành hội Phật giáo TP.HCM, khẳng định:
“Việc khất thực của nhà sư gần như không còn, cũng không được cấp phép từ sau năm 1975. Những người mặc áo nâu sồng, hay khoác trên mình bộ y vàng, đi ngoài đường để xin tiền hiện nay đều là sư giả. Phật tử muốn làm từ thiện thì nên tới chùa, hoặc tham gia quyên góp vào các tổ chức từ thiện, các chương trình vì người nghèo….
Tuyệt đối không cho tiền những người khất thực ngoài đường, làm như vậy là tạo cơ hội cho những kẻ lười lao động mượn danh nghĩa nhà chùa đi làm những chuyện trái với tư tưởng của nhà Phật”.
Trong khi đó Hệ phái Khất sĩ tổ chức khất thực rất hoành tráng, có coi lời của thầy Thiện Tánh ra gì đâu. Không chừng khi được mời tham dự, thầy Thiện Tánh còn ca ngợi nữa.
 

Xin được hỏi thầy Thiện Tánh và các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những vị khất thực ở trên là thật hay giả? 

 

Tuesday, February 4, 2014

Sự chậm chạp của báo Giác Ngộ

hoachiabuon_nancy_1400000
Cho đến ngày hôm nay, đã hơn một tuần trôi qua từ khi Ông Trần Chung Ngọc qua đời, tôi chưa thấy báo Giác Ngộ cũng như một số website được nhiều người biết khác, thông tin về điều này. Trong khi đó, một số website khác, không thuộc Phật giáo, đã nhanh chóng đưa thông tin này và có lời chia buồn đến với gia đình của người quá cố.
Ông Trần Chung Ngọc là một trí thức lớn của Phật giáo. Sự đóng góp của ông cho Phật giáo nói chung, cũng như những tờ báo Phật giáo nói riêng, là rất đáng kể. Nhưng sự kiện qua đời của Ông hình như không được các báo Phật giáo quan tâm. Điều này có thể do:
- Không coi trọng tầng lớp trí thức Phật tử.
- Sự chậm chạp trong truyền thông.
- Không ưa Ông Trần Chung Ngọc. 
- Hoặc do quá bận rộn ăn tết.





Thursday, January 23, 2014

Một kiểu bắt chước lố bịch

1__9__791931020Không biết với những người khác thì sao, bản thân tôi cảm thấy rất ngượng khi thấy các thầy và cư sĩ đóng giả Phật Di Lặc đi phát quà. “Mô hình” này rõ ràng là kiểu bắt chước Ông già Noel của Thiên Chúa giáo, nhưng chắc chắn sẽ không thành công, trái lại còn làm cho hình ảnh Đức Phật vị lai của mình trở nên “buồn cười”. Những cái đáng bắt chước thì không bắt chước, cái không đáng thì đi rước về.

Sao không sử dụng hình ảnh thật của mình, là các thầy cô với pháp phục nâu/ lam dung dị nhưng trang nghiêm, các Phật tử cũng sử dụng trang phục Phật tử của mình, để đi phát quà? Theo tôi, việc để những thầy cô với pháp phục thật của mình, bình dị nhưng trang nghiêm, tiếp cận với người dân, còn hiệu quả và đẹp gấp nhiều lần so với việc “cải trang” thành Phật Di Lặc như vậy. Đó là chưa nói đến việc biến tướng của việc “cải trang” này.

Cách đây mấy hôm, tôi có gặp một “nhà sư” chạy xe đạp điện trên đường. Vị này mập béo, khoác y của phái Khất sĩ (loại y phục thường), đầu cạo trọc và chít một dải băng trên đầu. Xe thì trang trí đủ loại hoa lá sặc sở, như đang trình diễn một thứ thời trang lạ mắt. Vị này cũng giống như ông Bảy ở quận 9 từng biễu diễn thời trang “nhà chùa” gây cười cho thiên hạ trước đây. Và không chừng sau này, có vị nào đó bắt chước bên Trung Quốc, cho tạc tượng Phật Di Lặc khoả thân trèo tường cũng nên.

Hình ảnh của Phật giáo, từ Đức Phật cho đến tăng ni, đang bị người đời sử dụng vì những mục đích bất thiện. Điều này đang diễn ra hàng ngày. Nhưng mà biết trách thế nào đây khi chính những người xuất gia cũng đang làm biến tướng đi hình ảnh của Đức Phật và của chính họ. Ai là người khởi xướng nên cái “phong trào” này thì hãy nên tĩnh tâm xem xét lại cái “sáng kiến” của mình!

Tất cả cũng do thiếu trí tuệ trong khi lại bị những người vô minh dẫn dắt!

Thursday, November 7, 2013

Khi sư là đồng chí

Hãy nghe ‘đồng chí’ Thích Thanh Quyết phát biểu trên báo CANN:

Tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo việc này việc kia”.

Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lệ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia”.

Những vụ án (lớn) như vậy chỉ lực lượng Công an mới khám phá được. Vụ án tham nhũng càng lớn, tính chất tinh vi, phức tạp càng cao. Lại được ‘bao bọc’ bởi nhiều yếu tố. Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao. Cho nên khi tung vào làm những vụ án đó, các đồng chí đã khám phá rất nhanh, phát hiện nhanh nhạy, điều tra làm rõ được hành vi phạm pháp của từng đối tượng. Đó là thành quả rất lớn của ngành Công an”.

Đây là một trong những bằng chứng cho thấy rằng “một bộ phận không nhỏ” các “sư thầy”, đặc biệt là ở miền Bắc, xuất thân từ ngành an ninh.

Và theo tôi, một trong những tội ác lớn nhất của nhà nước cộng sản Việt Nam đối với Phật giáo là lủng đoạn và kiểm soát Phật giáo bằng cách này.